Đăng lúc 16:43:20 ngày 05/01/2021 | Lượt xem 1698
Trong đó, số lao động nữ là 16.801 người, chiếm 60,4% số người được hỗ trợ đào tạo; số học viên đối tượng chính sách được hưởng hỗ trợ tiền ăn là 5.048 người, chiếm 18% số người được hỗ trợ.
Đây cũng là một trong những giải pháp nhằm tăng cường chất lượng lao động kỹ thuật, tiếp tục xây dựng và phát triển TP Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước"; "Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn" trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới…
Cụ thể, trong giai đoạn này, chương trình đã đào tạo 263.500 lao động nông thôn các cấp trình độ, có 39.539 người được hỗ trợ đào tạo, đạt 111,4% so với mục tiêu 35.500 người được hỗ trợ; trong đó 27.817 người được hỗ trợ từ ngân sách thành phố, 11.722 người được hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và các chính sách khác của thành phố.
Cũng theo TP Hải Phòng, ngoài hỗ trợ đào tạo, người học còn được hỗ trợ vay vốn từ các chương trình, dự án như: Chương trình tín dụng đối với học sinh - sinh viên, Chương trình cho vay tạo việc làm từ Quỹ Quốc gia về việc làm.
Chương trình vay vốn do Ngân hàng Chính sách xã hội, Trung ương Đoàn ủy thác cho Đoàn Thanh niên quản lý; chương trình cho vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân thành phố Hải Phòng. Các chính sách này đã góp phần hỗ trợ học sinh sinh viên, thanh niên, lao động nông thôn học nghề, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế và giải quyết việc làm.
Thực hiện Đề án, có 12 cơ sở Giáo dục nghề nghiệp được đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo với tổng kinh phí 59 tỷ đồng từ ngân sách trung ương, gồm 2 trường trung cấp nghề, 10 trung tâm dạy nghề (nay là Trung tâm GDNN- GDTX) công lập quận, huyện.
Danh mục ngành, nghề đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng của TP Hải Phòng được cụ thể hóa với 182 nghề phi nông nghiệp, 91 nghề nông nghiệp, 4 nghề đào tạo dưới 3 tháng được phê duyệt mức hỗ trợ đào tạo.
Đến nay, đã có 3.605 lượt giảng viên, giáo viên, người dạy nghề được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề, kỹ năng dạy học, đào tạo kỹ năng thực hành nghề, nghiệp vụ triển khai thực hiện Đề án; 100% Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các quận, huyện có cán bộ thực hiện nhiệm vụ giáo dục nghề nghiệp tuy nhiên hầu hết là công chức kiêm nhiệm, không có chuyên trách theo dõi giáo dục nghề nghiệp.
Cũng theo TP Hải Phòng, có 220 lượt chương trình đào tạo nghề phi nông nghiệp, nông nghiệp được các cơ sở đào tạo xây dựng, chỉnh sửa, biên soạn, phê duyệt. Trong đó, số chương trình đào tạo nghề nông nghiệp là 72 nghề, nghề phi nông nghiệp là 148 nghề.
Chương trình đào tạo cũng được cập nhật, chỉnh sửa phù hợp với điều kiện, yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động và nhu cầu của người học; thường xuyên cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới.
Thực hiện lồng ghép các vấn đề về giới, môi trường, văn hóa xã hội, kiến thức kinh doanh và khởi sự doanh nghiệp trong nội dung chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
An Nhiên
Từ khóa: bach khoa hai phong
Các tin mới hơn:
Các tin cũ hơn:
homicoedu@gmail.com